Dự báo AUD/USD: Thị trường dồn sự chú ý vào dữ liệu PPI và bán lẻ Mỹ
Pipscollector.com - Cùng Pipscollector.com tìm hiểu những điểm chính cần chú ý sau:
-
Tỷ giá AUD/USD tăng 0,23% vào thứ Tư, chốt phiên ở mức 0,66212 USD.
-
Vào thứ Năm, các nhà đầu tư sẽ xem xét dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc và bất kỳ tin đồn nào về các biện pháp kích thích của Bắc Kinh.
-
Cuối phiên, báo cáo lạm phát giá sản xuất và doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ khiến nhà đầu tư chú ý.
Tổng quan về AUD/USD trong ngày thứ Tư
Sau khi suy giảm 0,11% trong phiên ngày thứ Ba, tỷ giá AUD/USD đã tăng trở lại trong phiên ngày thứ Tư, với mức tăng 0,23%, qua đó kết thúc phiên ở mức 0,66212 USD. Tỷ giá trong phiên có lúc đã rơi xuống mức thấp nhất là 0,65994 USD, trước khi tăng lên mức đỉnh 0,66352 USD.
Các biện pháp kích thích kinh tế tại Trung Quốc và thế khó của RBA
Vào thứ Năm, Bắc Kinh sẽ là tâm điểm chú ý của thị trường, khi giới đầu tư chờ đợi một gói kích thích tài chính. Đây là điều mà các nhà lập pháp Trung Quốc đã không đưa ra trong kỳ họp Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc vừa kết thúc. Tuy nhiên, phần lớn ý kiến đều đồng tình rằng, Trung Quốc sẽ cần tới một gói kích thích tài chính để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng của năm 2025.
Diễn biến thị trường
Một gói kích thích tài chính có thể thúc đẩy nhu cầu của kinh tế Trung Quốc, và mang lại sự hỗ trợ cho đồng đô la Úc. Lý do là bởi, một phần ba hàng xuất khẩu của Úc là dành cho thị trường Trung Quốc. Đáng chú ý, Úc có tỷ lệ thương mại trên GDP vượt mức 50%, và 20% lực lượng lao động Úc làm các công việc liên quan đến thương mại.
Sự phụ thuộc vào thương mại là rất đáng kể, đồng thời cũng khiến nền kinh tế Úc và đồng đô la Úc chịu nhiều tác động từ sự sụt giảm của giá quặng sắt. Những động thái thúc đẩy lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu quặng sắt, qua đó giúp cải thiện tình hình.
Trong khi các nhà đầu tư chờ đợi thông tin cập nhật từ Bắc Kinh, sự không chắc chắn về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) vẫn tiếp tục kéo dài.
Các ý chính trong cuộc họp của RBA
Hồi tháng 2, Thống đốc RBA Michele Bullock đã để ngỏ khả năng tăng lãi suất tại cuộc họp báo chính sách của RBA. Khi chia sẻ quan điểm của mình về lạm phát, bà Bullock cho biết, “chúng tôi muốn thấy lạm phát tiếp tục giảm và điều đó quan trọng hơn những kỳ vọng của thị trường. Lạm phát vẫn ở trên mức 4%, quá cao.”
Tăng trưởng tiền lương và chi tiêu tiêu dùng sẽ tiếp tục thúc đẩy lạm phát do nhu cầu. Điều đáng chú ý là mối đe dọa kéo dài về việc RBA có thể tăng lãi suất hơn nữa lại là một cơn gió thuận, hỗ trợ đồng đô la Úc.
Không có số liệu thống kê kinh tế đáng chú ý nào được công bố tại Úc. Tuy nhiên, số liệu thống kê từ Trung Quốc có thể thay đổi tình hình. Số lượng khoản vay mới bằng đồng Nhân dân tệ trong tháng 2 sẽ phản ánh môi trường nhu cầu ở Trung Quốc. Các nhà kinh tế dự báo các khoản vay mới bằng Nhân dân tệ sẽ đạt 1.500 tỷ CNY sau khi đạt 4.920 tỷ CNY vào tháng 1.
Lịch sự kiện kinh tế Mỹ: Trọng tâm là Doanh số bán lẻ và Chỉ số Giá sản xuất (PPI)
Vào thứ Năm, Chỉ số Giá sản xuất (PPI) và doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ là những thông tin thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Số liệu doanh số bán lẻ nóng hơn dự kiến có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng của thị trường vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm 2024.
Chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ hiện đang thúc đẩy lạm phát do nhu cầu. Và việc FED duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn có thể tác động đến thu nhập khả dụng, hạn chế tiêu dùng và làm giảm bớt áp lực lạm phát.
Các nhà kinh tế dự báo doanh số bán lẻ sẽ tăng 0,8% trong tháng 2 sau khi giảm 0,8% trong tháng 1.
Tuy nhiên, Chỉ số Giá sản xuất (PPI) của Mỹ cũng có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng cắt giảm lãi suất của FED. Việc các nhà sản xuất tăng giá trong bối cảnh nhu cầu thị trường dần cải thiện, sẽ chuyển giá sang phía người tiêu dùng.
Lộ trình lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn của FED có thể tác động đến nhu cầu và gây áp lực buộc các nhà sản xuất phải giảm giá.
Các nhà kinh tế dự báo giá sản xuất trong tháng 2 sẽ tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 0,9% trong tháng 1.
Dự báo triển vọng ngắn hạn
Xu hướng AUD/USD trong ngắn hạn sẽ phụ thuộc vào doanh số bán lẻ và giá sản xuất của Mỹ. Các dữ liệu cao hơn mong đợi có thể gây áp lực lên nhu cầu của người mua đối với AUD/USD. Tuy nhiên, sự phân kỳ chính sách tiền tệ vẫn nghiêng về hướng có lợi cho đồng đô la Úc. Thị trường kỳ vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm 2024. Ngược lại, RBA có vẻ đang sẵn sàng tăng lãi suất.
Diễn biến giá AUD/USD - Biểu đồ hàng ngày
Tỷ giá AUD/USD vẫn ở trên đường EMA 50 ngày và 200 ngày, khẳng định tín hiệu giá tăng.
Việc đồng đô la Úc quay trở lại mức 0,66500 USD sẽ hỗ trợ cho một động thái tăng lên mức kháng cự 0,67003 USD.
Các tín hiệu kinh tế từ Bắc Kinh, tâm lý sẵn sàng chấp nhận rủi ro trên thị trường và các dữ liệu quan trọng của kinh tế Mỹ, là những yếu tố mà nhà đầu tư cần xem xét.
Ngược lại, việc AUD/USD giảm xuống dưới mức 0,66 USD sẽ khiến đường EMA 200 ngày phát huy tác dụng. Một sự đột phá xuống dưới đường EMA 200 ngày sẽ thúc đẩy tỷ giá giảm về mức hỗ trợ 0,65760 USD và đường EMA 50 ngày. Áp lực mua có thể tăng lên đáng kể ở quanh mức hỗ trợ 0,65760. Đường EMA 50 ngày có sự hợp lưu với mức hỗ trợ.
Việc chỉ báo RSI 14 trong biểu đồ hàng hàng ở mức 60,60 cho thấy cặp AUD/USD sẽ di chuyển về phía mức kháng cự 0,67003 USD trước khi đi vào vùng mua quá mức.
Biểu đồ hàng ngày AUD/USD ngày 14/03/2024
Nguồn: FX Empire
Đọc thêm chuyên mục Phân tích thị trường từ Pipscollector để cập nhật những thông tin mới nhất giúp ích cho quá trình giao dịch của bạn
- Pipscollector -