Dự báo USD/JPY trong tuần: Triển vọng xoay trục chính sách của BOJ vẫn chưa rõ ràng

23/02/2024 3:33 PM +07:00

Pipscollector.com - Những điểm đáng chú ý:

·  Tỷ giá USD/JPY giảm 0,07% vào thứ Ba, chốt phiên ở mức 150,00.

·  Trong phiên ngày thứ Tư, các dữ liệu thương mại của Nhật Bản đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư, làm gia tăng những yếu tố không chắc chắn trong triển vọng kinh tế.

·  Vào cuối phiên, những tuyên bố từ các quan chức FED và biên bản cuộc họp của FOMC sẽ thu hút sự quan tâm của thị trường.

Dự Báo  Jpy Trong Tuần

Diễn biến USD/JPY trong phiên ngày thứ Ba

Sau khi giảm nhẹ 0,05% trong phiên thứ Hai đầu tuần, tỷ giá USD/JPY tiếp tục giảm 0,07% trong ngày thứ Ba, chốt phiên ở mức 1 USD đổi 150,00 JPY. Tỷ giá USD/JPY có lúc đã tăng lên mức đỉnh trong ngày là 150,439 trước khi giảm xuống mức thấp nhất trong phiên thứ Hai là 149,682.

Khảo sát Tankan, dữ liệu thương mại và những tín hiệu từ BOJ

Hôm thứ Tư, chỉ số Tankan Reuters và dữ liệu thương mại của Nhật Bản là những yếu tố thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Chỉ số Tankan Reuters đã bất ngờ giảm từ mức +6 điểm xuống -1 điểm trong tháng 2. Các chuyên gia trước đó từng kỳ vọng chỉ số sẽ tăng nhẹ lên mức +7 điểm.

Tuy nhiên, dữ liệu thương mại tháng 1 mới là yếu tố có ảnh hưởng lớn hơn, sau các báo cáo về quý IV mới được công bố gần đây cho thấy, kinh tế Nhật Bản đã rơi vào suy thoái kỹ thuật.

Cán cân thương mại Nhật Bản thâm hụt

Cán cân thương mại của Nhật Bản từ chỗ thặng dư 62,1 tỷ JPY trong tháng 12/2023 đã chuyển sang thâm hụt 1.758,3 tỷ JPY trong tháng 1/2024. Trước đó, các chuyên gia kinh tế dự báo thương mại Nhật Bản có thể ghi nhận mức thâm hụt thương mại 1.925,9 tỷ JPY.

Các số liệu được Bộ Tài chính Nhật Bản công bố cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 1 tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn đáng kể so với mức tăng 9,8% trong tháng 12/2023. Trong đó kim ngạch xuất khẩu tới Trung Quốc tăng 29,2% so với cùng kỳ năm trước (vượt xa mức tăng 9,5% trong tháng 12), còn kim ngạch xuất khẩu tới Mỹ tăng 15,6% (chậm hơn mức tăng 20,2% trong tháng 12).

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 1 giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã giảm 6,8% trong tháng 12/2023. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 1 giảm 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái (sau khi đã giảm 36,1% trong tháng 12), còn kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ trong tháng 1 tăng 48,5% (sau khi đã tăng 67,7% trong tháng 12).

Động thái từ các nhà đầu tư

Giới đầu tư đang xem xét mối liên hệ giữa các dữ liệu thương mại với các cuộc đàm phán tiền lương vào mùa Xuân. Nhập khẩu giảm có thể báo hiệu triển vọng nhu cầu đang xấu đi. Môi trường kinh tế vĩ mô yếu hơn có thể ảnh hưởng đến diễn biến các cuộc đàm phán tiền lương. Mức tăng lương yếu cũng có thể ảnh hưởng đến thời điểm Ngân hàng Trung ương Nhật Bản bắt đầu xoay trục, từ bỏ chính sách lãi suất âm.

Ngoài dữ liệu thương mại và chỉ số Tankan của Reuters, các nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi sát những bình luận của giới chức Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Quan điểm của các nhà hoạch định chính sách về việc chấm dứt chính sách lãi suất âm, và quỹ đạo lãi suất sau khi BOJ xoay trục sẽ là những yếu tố được xem xét kỹ lưỡng.

Lịch trình kinh tế Mỹ: Các tuyên bố của giới chức FED và Biên bản họp FOMC

Vào thứ Tư, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ là tâm điểm chú ý của thị trường. Các báo cáo lạm phát gần đây tại Mỹ đã khiến giới đầu tư giảm bớt kỳ vọng vào khả năng FED cắt giảm lãi suất trong tháng 3 hoặc tháng 5 tới.

Tuy nhiên, các thị trường đang xem xét khả năng FED cắt giảm lãi suất trong tháng 6. Theo công cụ FEDWatch của CME Group, khả năng FED thực hiện một đợt cắt giảm lãi suất 0,25 điểm % trong tháng 6 đã tăng từ mức 52,1% hôm 13/2 lên 54,4%. Xác suất xảy ra một đợt cắt giảm lãi suất 0,5 điểm % cũng đã tăng từ 20,2% lên 20,8%.

Các nhà hoạch định chính sách thuộc Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) Raphael Bostic và Michelle Bowman có thể đưa ra những tuyên bố ảnh hưởng đến kỳ vọng của nhà đầu tư đối với lộ trình lãi suất của FED. Bên cạnh đó, biên bản họp tháng 1 của FOMC dự kiến công bố vào cuối phiên cũng có thể dẫn tới những thay đổi.

Giới đầu tư sẽ theo dõi sát những bình luận về thị trường lao động Mỹ và triển vọng lạm phát. Mặc dù một số thông tin trên biên bản có thể đã lỗi thời, bởi dữ liệu lạm phát tháng 1 của Mỹ đã được công bố sau cuộc họp của FED. Tuy nhiên, quan điểm diều hâu được thể hiện trong biên bản họp và các dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến mới đây, vẫn có thể làm lu mờ kỳ vọng của nhà đầu tư về khả năng FED cắt giảm lãi suất trong tháng 6.

Dự báo ngắn hạn

Xu hướng ngắn hạn của USD/JPY có thể sẽ phụ thuộc vào BOJ và FED. Sự không chắc chắn về thời điểm BOJ tiến hành xoay trục chính sách, và FED bắt đầu cắt giảm lãi suất, đã khiến tỷ giá USD/JPY có xu hướng đi ngang. Những tín hiệu mang tính quyết định hơn từ BOJ hoặc FED có thể ảnh hưởng lớn đến sự phân kỳ chính sách tiền tệ giữa hai ngân hàng trung ương. Số liệu GDP gần đây của Nhật Bản cho thấy, tình hình đang có lợi cho đồng đô la Mỹ.

Diễn biến giá USD/JPY

Biểu đồ hàng ngày

Tỷ giá USD/JPY vẫn cao hơn nhiều so với đường EMA 50 ngày và 200 ngày, củng cố khả năng tỷ giá tiếp tục gia tăng.

Nếu vượt qua mức kháng cự 150,201, cặp tỷ giá sẽ tiếp tục hướng về mức kháng cự tiếp theo ở ngưỡng 151,889.

Các dữ liệu kinh tế của Nhật Bản, bình luận của giới chức BOJ, và cảnh báo về khả năng giới chức nước này can thiệp vào thị trường tiền tệ sẽ là những yếu tố mà giới đầu tư cần quan tâm. Bên cạnh đó, những tuyên bố của các quan chức FED, và biên bản cuộc họp của FOMC cũng là những vấn đề rất quan trọng.

Tuy nhiên, một sự sụt giảm xuống dưới ngưỡng 149,5 có thể đẩy tỷ giá giảm sâu hơn về phía mức hỗ trợ 148,405.

Chỉ số RSI 14 ngày ở ngưỡng 61,59 cho thấy, tỷ giá USD/JPY sẽ quay trở lại ngưỡng 151 trước khi tiến vào khu vực mua quá mức.

A Graph With Lines and Points Description Automat 5

Biểu đồ hàng ngày của USD/JPY hôm 21/02/2024

Biểu đồ 4 giờ

Tỷ giá USD/JPY hiện đang dao động phía trên các đường EMA 50 ngày và 200 ngày, củng cố xu hướng gia tăng của cặp tiền tệ.

Nếu vượt qua mức kháng cự 150,201, cặp tỷ giá sẽ tiếp tục hướng về mức kháng cự tiếp theo ở ngưỡng 151,889.

Tuy nhiên, một sự đột phá xuống bên dưới đường EMA 50 ngày sẽ thúc đẩy cặp tỷ giá giảm xuống mức hỗ trợ 148,405.

Chỉ số RSI 14 trên biểu đồ 4 giờ, ở ngưỡng 47,10 cho thấy, tỷ giá USD/JPY có thể giảm xuống dưới ngưỡng 149, trước khi tiến vào khu vực bán quá mức.

A Graph of Stock Market Description Automatically 98

Biểu đồ 4 giờ của USD/JPY ngày 21/02/2024

Nguồn: FXEmpire

Đọc thêm chuyên mục Phân tích thị trường từ Pipscollector để cập nhật những thông tin mới nhất giúp ích cho quá trình giao dịch của bạn

- Pipscollector -

Chia sẻ
  • Copied
banner Market Analysis
logo image

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin và tín hiệu được cung cấp trên Pipscollector, một trang web về tín hiệu bán chứng khoán và ngoại hối, chỉ dành cho mục đích giáo dục và thông tin. Giao dịch cổ phiếu và ngoại hối liên quan đến rủi ro tài chính đáng kể và điều quan trọng là phải hiểu rằng hiệu suất trong quá khứ không phải là dấu hiệu cho thấy kết quả trong tương lai. Pipscollector không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ hoặc độ tin cậy của thông tin và tín hiệu được cung cấp.