Hướng dẫn cách định giá cổ phiếu cho nhà giao dịch

20/06/2024 10:44 AM +07:00

Pipscollector.com - Việc biết cách định giá chính xác một cổ phiếu cho phép các nhà giao dịch xác định và tận dụng các cơ hội trên thị trường chứng khoán.

“Định giá cổ phiếu” cung cấp cho nhà giao dịch khuôn khổ để xác định xem, khi nào một cổ phiếu có mức giá tương đối rẻ hoặc tương đối đắt. Sự khác biệt giữa giá trị thị trường của một cổ phiếu và giá trị nội tại của nó, mang đến cơ hội cho các nhà giao dịch hưởng lợi từ sự chênh lệch này.

Huong Dan Cach Dinh Gia Co Phieu Cho Nha Giao Dich Pipscollector

TẠI SAO CẦN ĐỊNH GIÁ MỘT CỔ PHIẾU?

Định giá một cổ phiếu cho phép các nhà giao dịch có được sự hiểu biết rõ ràng về giá trị thực của cổ phiếu, và việc liệu cổ phiếu đó có đang được định giá phù hợp hay không. Một khi giá trị của một cổ phiếu đã được xác định, nhà giao dịch có thể so sánh với giá niêm yết của cổ phiếu đó trên thị trường chứng khoán.  

Một cổ phiếu sẽ bị coi là đắt nếu giá cổ phiếu được niêm yết cao hơn giá trị tính toán, và các nhà giao dịch sẽ tìm cách bán khống/bán cổ phiếu với dự đoán rằng, giá của nó sẽ sớm giảm về mức phù hợp với giá trị nội tại.

Ngược lại, một cổ phiếu sẽ bị coi là rẻ nếu giá cổ phiếu được niêm yết thấp hơn giá trị tính toán, và các nhà giao dịch sẽ tìm cách mua cổ phiếu với dự đoán rằng, giá của nó sẽ sớm tăng về mức phù hợp với giá trị nội tại.

Những thông tin dưới đây mô tả một cách vắn tắt mối quan hệ này:

Giá trị thị trường > giá trị nội tại = Được định giá quá cao (tín hiệu bán)

Giá trị thị trường < giá trị nội tại = Bị định giá quá thấp (tín hiệu mua)

Điều đáng nói là mặc dù một cổ phiếu có thể được định giá quá cao hoặc bị định giá quá thấp, nhưng mức giá đó vẫn có thể được giữ nguyên trong một thời gian dài, nếu nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự mất cân bằng vẫn còn tồn tại.

CÁC LOẠI GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU KHÁC NHAU

Điều gì quyết định giá trị của một cổ phiếu? Cách tốt nhất để trả lời câu ohir này là giải quyết khái niệm giá trị. Giá trị là gì? Đó có phải là mức giá hiện tại mà một người sẵn sàng trả cho người khác (giá trị thị trường), hay đó là giá trị cơ bản có thể được tính toán một cách khách quan, dựa trên một tập dữ liệu sẵn có và công khai (giá trị nội tại)?

Hai khái niệm này được định nghĩa như sau:

1) Giá trị thị trường: Giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Về cơ bản, đó là mức giá giao dịch gần nhất. Giá trị thị trường là mức giá mà cả người mua và người bán đều sẵn sàng thực hiện giao dịch.

2) Giá trị nội tại: Thước đo giá trị được tính toán kỹ lưỡng hơn, dựa trên các thông tin sẵn có và công khai. Vì không có mô hình chính xác về định giá cổ phiếu nên các nhà phân tích có xu hướng đạt đến các giá trị nội tại khác nhau. Tuy nhiên, các giá trị nội tại này thường không khác nhau nhiều.

Trên thực tế, giá cổ phiếu thường khác với giá trị nội tại của chúng. Một ví dụ về điều này là trường hợp có sự cường điệu quá mức xung quanh một cổ phiếu mới hoặc một cổ phiếu đang tăng trưởng nhanh chóng, mà các nhà đầu tư đều muốn nhanh chóng mua được. Hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO) đương nhiên sẽ kéo dài sự mất cân bằng này cho đến khi giá cổ phiếu trải qua một đợt điều chỉnh lớn.

Ví dụ: nếu cổ phiếu Tesla hiện đang giao dịch ở mức 331 USD, và giá trị nội tại là 300 USD, các nhà giao dịch có thể dự đoán giá sẽ giảm xuống mức 300 USD.

Ví dụ về giao dịch cổ phiếu trên mức giá trị nội tại (Tesla Inc):

stock trading above intrinsic value

Trường hợp ngược lại là khi cổ phiếu được giao dịch ở dưới mức giá trị nội tại, và các nhà giao dịch mua vào với dự đoán rằng, giá cổ phiếu sẽ tăng lên mức phù hợp với giá trị nội tại. Điều này thường xảy ra với các cổ phiếu giá trị. Một ví dụ cho trường hợp này được thể hiện ở dưới đây, khi cổ phiếu Aviva PLC đang giao dịch dưới mức giá trị nội tại.

Ví dụ về giao dịch cổ phiếu dưới mức giá trị nội tại (Aviva PLC):

stock trading below market value

3 CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU

Việc định giá cổ phiếu được thực hiện bởi các tổ chức tài chính hàng đầu và các nhà quản lý quỹ phòng hộ sử dụng các biến thể rất phức tạp của các phương pháp định giá dưới đây. Bài viết này nhằm cung cấp cho các nhà giao dịch một điểm khởi đầu toàn diện để định giá cổ phiếu bằng các phương pháp định giá cổ phiếu sau:

1. Chỉ số P/E

2. Chỉ số PEG

3. Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM)

1. Chỉ  số P/E

Hệ số giá trên thu nhập của một doanh nghiệp, hay chỉ số P/E, là một trong những cách phổ biến nhất để định giá cổ phiếu. Phương pháp này có ưu điểm là dễ sử dụng, và được các chuyên gia đầu tư áp dụng khá rộng rãi.  

Phương pháp này không cung cấp giá trị nội tại, mà thay vào đó, so sánh chỉ số P/E của cổ phiếu với mức chuẩn – hoặc các công ty khác trong cùng lĩnh vực, từ đó xác định xe cổ phiếu có được định giá quá cao hay bị định giá quá thấp hay không.

Chỉ số P/E được tính bằng cách chia giá mỗi cổ phiếu cho mức thu nhập bình quân trên mỗi cổ phiếu.

Price earnings ratio

Ví dụ, hãy xem xét ba công ty sau và chỉ số P/E tương ứng của chúng:

How to value a stock using PE Ratios

Công ty A và B trông khá hấp dẫn vì cả hai đều ở dưới mức trung bình của ngành là 11. Đây là điểm khởi đầu để định giá cổ phiếu vì có thể có lý do rất chính đáng khiến giá cổ phiếu của các công ty này trông tương đối rẻ. Có thể công ty đã phải gánh quá nhiều nợ, và giá cổ phiếu phản ánh chính xác giá trị thị trường của đơn vị đang mắc nợ này.

Mức độ phân tích tương tự cần được tiến hành đối với công ty C, đang có chỉ số P/E trên mức trung bình. Mặc dù giá cổ phiếu của công ty này trông có vẻ đắt tiền hơn, nhưng có thể thị trường đã tính đến sự gia tăng của mức tăng trưởng thu nhập trong tương lai. Do đó, các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những khoản thu nhập tăng thêm này.

2. CHỈ SỐ PEG

Các nhà giao dịch có thể hiểu rõ về giá trị của cổ phiếu, bằng việc áp dụng chỉ số P/E ở mộtmức độ sâu hơn, đó là kết hợp với tốc độ tăng trưởng của Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Phương pháp này có tính thực tế cao hơn, vì thu nhập hiếm khi ở trạng thái tĩnh, và do đó, việc bổ sung tăng trưởng EPS vào các dữ liệu tính toán, sẽ giúp tạo ra công thức định giá cổ phiếu năng động hơn.

Nhà đầu tư có thể sử dụng các số liệu trong quá khứ để tính toán PEG theo vệt, hoặc sử dụng các số liệu dự báo, để tính toán PEG trong tương lai.

Chỉ số PEG được tính toán bằng cách lấy chỉ số P/E chia cho tăng trưởng EPS

Công thức định giá cổ phiếu:

How to value a stock using a PEG ratio

Hãy xem xét ví dụ tương tự nhưng có thêm thông tin về tăng trưởng thu nhập:

How to value a stock using PEG ratios

Nói chung, chỉ số PEG nhỏ hơn có thể báo hiệu về một khoản đầu tư tốt, trong khi chỉ số lớn hơn có thể cho thấy giá cổ phiếu hiện tại đang quá cao so với mức tăng trưởng thu nhập dự kiến, và do vậy, không phải là một giao dịch khả quan.

Theo chỉ số PEG, công ty A vẫn ổn, công ty C trông rất hấp dẫn ngay cả ở mức giá cao, trong khi công ty B trông có vẻ không thực sự ổn.

Và một điều quan trọng cần phải lưu ý là các quyết định đầu tư không nên được đưa ra hoàn toàn dựa trên cơ sở của chỉ số PEG. Nhà đầu tư cần tiến hành phân tích sâu hơn về báo cáo tài chính của công ty.

3. MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU CỔ TỨC (DDM)

Mô hình chiết khấu cổ tức tương tự như các phương pháp định giá cổ phiếu trước ở chỗ nó cũng xem xét cổ tức (mức thu nhập)trong tương lai cho cổ đông. Tuy nhiên, mô hình DDM xem xét cổ tức trong tương lai và chiết khấu trở lại để xác định giá trị của những cổ tức đó theo giá trị hiện tại (PV).

Mô hình này dựa trên giả thuyết rằng, cổ phiếu của ngày hôm nay phải có giá trị bằng tổng của tất cả các khoản thanh toán cổ tức trong tương lai khi được chiết khấu trở lại giá trị hiện tại.

Stock valuation using DDM

Để việc tính toán trở nên đơn giản hơn, hãy giả sử dụng rằng việc thanh toán cổ tức được thực hiện mỗi năm một lần. Thứ hai, thông thường có thể giả định rằng cổ tức tăng qua các năm, khi doanh nghiệp phát triển và do ảnh hưởng của lạm phát. Việc chuyển chi phí đầu vào cao hơn cho người tiêu dùng sẽ được phản ánh thông qua việc tăng thu nhập, và nói rộng ra là tăng chi trả cổ tức.  

Mức tăng trưởng cổ tức được giả định là không đổi và được ký hiệu là ‘g’ như dưới dây. Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu được ký hiệu là ‘r’ và được sử dụng để chiết khấu dòng tiền trong tương lai về giá trị ngày hôm nay.

Công thức định giá cổ phiếu:

Present value formula

  • PV = Giá trị hiện tại của cổ phiếu

  • DIV1 = Cổ tức dự kiến sau 1 năm nữa

  • r = Tỷ lệ chiết khấu

  • g = Tốc độ tăng trưởng cổ tức

Cổ tức nhận được trong tương lai sẽ ít có giá trị hơn, xét theo thời điểm hiện tại, và do đó, đóng góp ít hơn vào việc xác định giá trị cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. Sau khi chiết khấu cổ tức trong tương lai, kết quả của PV sẽ là giá trị cổ phiếu theo mô hình chiết khấu cổ tức.

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU: NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CẦN LƯU Ý

Rõ ràng là việc xác định giá cổ phiếu có thể khá đơn giản khi sử dụng chỉ số P/E và chỉ số PEG, hoặc phức tạp hơn khi sử dụng phương pháp DDM. Sau khi tìm ra phương pháp phù hợp, nhà giao dịch có thể so sánh giá thị trường của một cổ phiếu cụ thể với giá trị nội tại/tương đối được tính toán, để xác định xem có sự khác biệt nào đáng kểkhông.

Nếu có sự khác biệt giữa hai con số, nhà giao dịch có thể tìm đến các cổ phiếu được định giá quá cao trong thời gian ngắn, hoặc các cổ phiếu bị bán quá mức, trong khi vẫn luôn ghi nhớ áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro hợp lý.  

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Đâu là phương pháp tốt nhất để định giá cổ phiếu?

Như đã nói ở trên, có rất nhiều cách khác nhau để định giá cổ phiếu, và không có phương pháp nào vượt trội hơn các phương pháp còn lại. Tuy nhiên, các phương pháp định giá cổ phiếu rất chuyên biệt và phức tạp. Các nhà giao dịch nắm được những nguyên tắc cơ bản, có thể phát hiện ra những cổ phiếu bị định giá sai, và thiết lập các giao dịch để tận dụng điều này.

Làm thế nào tôi có thể biết khi nào một cổ phiếu sẽ tăng giá?

Câu trả lời ngắn gọn là không có cách nào để biết chắc chắn liệu một cổ phiếu sẽ tăng hay giảm giá trị. Tuy nhiên, các nhà phân tích có thể sử dụng phân tích cơ bản và kỹ thuật nhằm tăng khả năng đạt được lợi nhuận từ các giao dịch, đồng thời tuân thủ các quy tắc về quản lý rủi ro một cách hợp lý, để giảm thiểu nguy cơ thua lỗ.

Đọc thêm các bài viết tại chuyên mục Nội dung giáo dục để cập nhật các kiến thức forex mới nhất từ Pipscollector và xem tiếp Phần 3.

- Pipscollector - 

Chia sẻ
  • Copied
banner Educations Content
logo image

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin và tín hiệu được cung cấp trên Pipscollector, một trang web về tín hiệu bán chứng khoán và ngoại hối, chỉ dành cho mục đích giáo dục và thông tin. Giao dịch cổ phiếu và ngoại hối liên quan đến rủi ro tài chính đáng kể và điều quan trọng là phải hiểu rằng hiệu suất trong quá khứ không phải là dấu hiệu cho thấy kết quả trong tương lai. Pipscollector không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ hoặc độ tin cậy của thông tin và tín hiệu được cung cấp.