USD/JPY giảm xuống quanh mức 145,20 trước thềm công bố chỉ số CPI Mỹ
Cùng Pipscollector tìm hiểu các nội dung chính dưới đây:
-
Đồng yen Nhật chấm dứt chuỗi giảm giá kéo dài hai ngày so với dollar Mỹ trong phiên ngày thứ Ba.
-
Rủi ro địa chính trị có lợi cho đồng JPY – công cụ trú ẩn an toàn, và gây áp lực lên cặp USD/JPY.
-
Các nhà đầu tư đang chờ đợi chỉ số CPI của Mỹ để tìm kiếm động lực mới, trước thềm cuộc họp của FOMC vào thứ Tư.
Đồng yen Nhật (JPY) đã lấy lại lực kéo tích cực vào thứ Ba, và đảo ngược một phần mức giảm mạnh so với đồng dollar Mỹ (USD) trong hai phiên trước đó. Phe đầu cơ giá lên nắm quyền kiểm soát trong suốt giai đoạn đầu phiên giao dịch châu Âu, khiến cặp USD/JPY chạm mức thấp mới trong ngày, dao động quanh khu vực 145,20 trong vòng một giờ qua.
Bất chấp các báo cáo hạ thấp khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sắp thay đổi chính sách tiền tệ, các nhà đầu tư dường như vẫn tin tưởng rằng, BOJ rốt cuộc sẽ phải đảo ngược chính sách lãi suất âm vào đầu năm 2024.
Tâm lý này của nhà đầu tư cùng với những lo ngại dai dẳng về nguy cơ căng thẳng địa chính trị gia tăng tại Trung Đông, đã hỗ trợ đáng kể cho đồng yen – công cụ trú ẩn an toàn hàng đầu.
Mặt khác, USD đang gặp khó trong việc tận dụng động thái tích cực mà báo cáo việc làm Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) mang lại. Thị trường ngày càng tin tưởng rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hoàn tất việc tăng lãi suất, và điều này đang khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm xuống, đè nặng lên đồng bạc xanh.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi chỉ số CPI của Mỹ để tìm kiếm động lực mới
Trong khi đó, các dữ liệu mới công bố cho thấy, giá sản xuất tại Nhật Bản đã tăng với tốc độ yếu nhất kể từ tháng 2/2021. Tuy nhiên, điều này không gây được nhiều ấn tượng với những nhà đầu cơ giá lên, và không mang lại bất kỳ hỗ trợ nào cho cặp USD/JPY.
Dẫu vậy, các nhà đầu tư hiện vẫn không chắc chắn về thời điểm FED sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ. Do đó, trọng tâm của thị trường vẫn sẽ tập trung vào kết quả cuộc họp chính sách diễn ra trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của FED.
Trong khi đó, việc Mỹ công bố số liệu lạm phát tiêu dùng vào thứ Ba sẽ là một chất xúc tác quan trọng, ảnh hưởng đến kỳ vọng của thị trường về triển vọng chính sách ngắn hạn của FED. Điều này sẽ gây ra một số biến động trên thị trường ngoại hối vào đầu phiên giao dịch tại Bắc Mỹ, và góp phần tạo ra một số cơ hội giao dịch ngắn hạn xung quanh cặp USD/JPY.
Động lực thị trường hàng ngày: Yen Nhật nới rộng đà tăng trong ngày so với dollar Mỹ
-
Đồng yen Nhật trở thành đồng tiền G10 có diễn biến giá tệ nhất trong ngày thứ Hai, sau khi có những báo cáo hạ thấp khả năng BOJ sắp thắt chặt chính sách tiền tệ.
-
Một báo cáo của Reuters hôm thứ Sáu trích dẫn các nguồn tin thân cận cho thấy, những tuyên bố của Thống đốc BOJ Kazuo Ueda hồi tuần trước về các lựa chọn chính sách không nhằm gợi ý thời điểm cụ thể của sự thay đổi chính sách tiền tệ.
-
Bloomberg News hôm thứ Hai cũng trích dẫn các nguồn tin thân cận cho biết, các quan chức BOJ chưa nhận thấy đủ bằng chứng về việc tăng trưởng tiền lương tại Nhật Bản đã đủ mạnh để biện minh cho việc từ bỏ chính sách lãi suất âm trong tháng này.
-
Các thông tin này, cùng với đợt phục hồi gần đây trên thị trường chứng khoán Mỹ, đã gây áp lực giảm giá lên đồng yen – công cụ trú ẩn an toàn của nhà đầu tư. Trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, cả 3 chỉ số chính của Phố Wall đều chốt phiên ở mức cao nhất kể từ đầu năm.
Xu hướng tăng giá của JPY
-
Một quan chức quốc phòng Mỹ hôm thứ Ba tuyên bố rằng, phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen đã bắn một tên lửa hành trình từ đất liền. Thông tin này đã làm gia tăng nhu cầu đối với JPY và kéo tỷ giá USD/JPY suy giảm trong ngày thứ Ba.
-
Xu hướng tăng giá của JPY dường như không bị ảnh hưởng bởi các dữ liệu cho thấy, Chỉ số giá sản xuất (PPI) tại Nhật Bản trong tháng 11 đã chậm lại tháng thứ 11 liên tiếp, và ghi nhận tốc độ tăng yếu nhất kể từ tháng 2/2021.
-
Trong khi đó, đồng dollar Mỹ, vẫn đang gặp khó khăn trong việc tận dụng độc lực tích cực từ các dữ liệu việc làm khả quan của Mỹ. Giới đầu tư hiện vẫn đang không chắc chắn về thời điểm FED có thể bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ và cắt giảm lãi suất.
-
Một cuộc khảo sát của FED New York hôm thứ Hai cho thấy, người tiêu dùng kỳ vọng lạm phát hàng năm sẽ ở mức 3,4%, giảm so với mức kỳ vọng 3,6% hồi tháng 10, và cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021.
-
Kết quả này cùng với số liệu việc làm tốt hơn dự báo của Mỹ đã làm dấy lên kỳ vọng về một cú hạ cánh mềm của nền kinh tế Mỹ. Điều này cũng làm giảm đáng kể kỳ vọng của giới đầu tư về việc FED sẽ tiến hành đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên trong tháng 3/2024.
Động thái từ các nhà đầu tư
-
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi dữ liệu lạm phát tiêu dùng quan trọng của Mỹ. Thị trường dự báo, chỉ số CPI toàn phần chỉ tăng nhẹ 0,1% trong tháng 11. Mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái được dự báo chậm lại, chỉ còn 3,1%.
-
Trong khi đó, chỉ số CPI cốt lõi tháng 11 (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động), được dự báo đạt mức tăng theo tháng là 0,3% (so với mức 0,2% trong tháng 10). Mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái được dự báo vẫn duy trì ổn định ở mức 4,0%.
-
Tuy nhiên, trọng tâm của thị trường vẫn sẽ tập trung vào quyết định chính sách tiền tệ rất được chờ đợi của FOMC vào thứ Tư. Quyết định này sẽ đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến diễn biến giá USD trong ngắn hạn.
Phân tích kỹ thuật: USD/JPY giảm xuống dưới mức thoái lui Fibonacci 23,6%
Từ góc độ kỹ thuật, phe đầu cơ giá tăng đang có quan điểm thận trọng, sau khi tỷ giá không thể tăng lên gần đường SMA 200 trong phiên Bắc Mỹ, và tỷ giá sụt giảm trong phiên giao dịch tiếp theo tại châu Á.
Trong khi đó, sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng hôm thứ Năm tuần trước, cặp USD/JPY đang cho thấy sức phục hồi bền bỉ bên dưới mức thoái lui Fibonacci 23,6%. Do vậy, sẽ cần thận trọng khi chờ đợi cặp tiền quay trở lại bên dưới khu vực 145,40 – 145,35, trước khi nhận định về khả năng tỷ giá sẽ giảm sâu hơn.
Với việc các bộ dao động trên biểu đồ hàng ngày vẫn nằm sâu trong vùng tiêu cực, tỷ giá giao ngay khi đó có thể đẩy nhanh tốc độ trượt hơn nữa, về phía mốc tâm lý 145,00 và tiếp đó là mức Fibo 38,2% xung quanh khu vực 144,70 – 144,65.
Mặt khác, mức tròn 146,00 giờ đây dường như đóng vai trò là một mức kháng cự tức thời. Trong khi đó, phe đầu tư giá lên cần phải chờ đợi tỷ giá vượt qua ngưỡng kháng cự SMA 200 giờ, hiện ở quanh mức 146,00, một cách bền vững, trước khi định vị cho bất kỳ động thái tăng giá nào trong thời gian tới.
Sau đó, cặp USD/JPY có thể đặt mục tiêu vượt qua mốc 147,00 và kiểm tra các mức kháng cự liên quan ở gần khu vực 146,40 – 147,50. Mức 147,50 sẽ đóng vai trò là điểm xoay quan trọng. Việc tỷ giá phá vỡ hoàn toàn qua mức này, có thể cho thấy, đợt giảm giá mạnh gần đây từ khu vực lân cận 152,00, hoặc mức đỉnh của năm, sẽ dần kết thúc, và tình hình bắt đầu trở nên có lợi cho nhà đầu cơ phe giá tăng.
Tỷ giá yen Nhật ngày hôm nay
Bảng dưới đây cho thấy, tỷ lệ phần trăm thay đổi của yen Nhật (JPY) so với các loại tiền tệ chính được niêm yết hiện nay. Yen Nhật hiện đang tăng mạnh nhất so với dollar Mỹ.
Nguồn: Fxstreet
Đọc thêm chuyên mục Phân tích thị trường từ Pipscollector để cập nhật những thông tin mới nhất giúp ích cho quá trình giao dịch của bạn
- Pipscollector -