Tăng trưởng tiền lương chậm lại khiến BOJ chưa vội xoay trục chính sách
Pipscollector.com - Tăng trưởng tiền lương tại Nhật Bản đã chậm lại đáng kể, giảm bớt áp lực lên USD/JY trước khi Mỹ công bố báo cáo CPI vào thứ Năm.
Cùng Pipscollector.com tìm hiểu những điểm đáng chú ý sau:
-
Tỷ giá USD/JPY tăng 0,17% vào thứ Ba, kết thúc phiên ở mức 144,466.
-
Lạm phát hạ nhiệt và mức chi tiêu hộ gia đình sụt giảm tại Nhật Bản là nguyên nhân khiến đồng yên suy yếu.
-
Vào thứ Tư, số liệu tăng trưởng tiền lương của Nhật Bản và những tuyên bố từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ là tâm điểm thị trường.
Biến động của USD/JPY vào thứ Ba
Tỷ giá USD/JPY đã tăng 0,17% trong ngày thứ Ba lên mức 144,466, qua đó, đảo ngược phần nào mức giảm 0,26% trong phiên ngày thứ Hai. Trong phiên này, tỷ giá USD/JPY có lúc đã giảm xuống mức thấp nhất là 143,423 trước khi tăng lên mức đỉnh trong phiên là 144,622.
Sự chú ý đổ dồn vào tăng trưởng tiền lương và BOJ
Vào thứ Tư, số liệu tăng trưởng tiền lương của Nhật Bản là yếu tố thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Đây cũng là dữ liệu rất được giới chức Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quan tâm. Mức tăng trưởng tiền lương cao hơn có thể khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, làm tăng nhu cầu từ đó thúc đẩy tỷ lệ lạm phát. Trước đó, BOJ đã cho thấy ý định chấm dứt chính sách lãi suất âm, trước áp lực lạm phát được thúc đẩy bởi nhu cầu.
Mức thu nhập tiền mặt trung bình tại Nhật Bản trong tháng 11 đã tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 1,5% trong tháng 10, và cũng là mức dự báo mà giới chuyên gia kinh tế đưa ra.
Số liệu tăng trưởng tiền lương yếu hơn có thể khiến BOJ có thêm lý do để trì hoãn việc xoay trục chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư dự đoán, các cuộc đàm phán tiền lương vào tháng 3 sẽ là tâm điểm chú ý của BOJ.
Lãi suất vay thế chấp tại Mỹ và những bình luận của giới chức FOMC
Vào thứ Tư, lãi suất thế chấp tại Mỹ sẽ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Lãi suất thế chấp kỳ hạn 30 năm đã giảm kể từ khi đạt mức đỉnh 7,79% hồi tháng 10 năm ngoái.
Xu hướng giảm hơn nữa có thể dẫn đến sự gia tăng thu nhập khả dụng, từ đó thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và lạm phát do nhu cầu. Việc người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải trì hoãn việc cắt giảm lãi suất. Khi đó, sự trì hoãn cắt giảm lãi suất lại có thể hạn chế mức chi tiêu của người tiêu dùng và làm giảm tỷ lệ lạm phát được thúc đẩy bởi nhu cầu.
Theo Freddie Mac, lãi suất thế chấp kỳ hạn 30 năm đã giảm xuống 6,62% trong tuần đầu tiên của tháng 1.
Ngoài những con số, giới đầu tư cũng sẽ theo dõi sát những bình luận của các thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của FED. Phó Chủ tịch FED John Williams sẽ có bài phát biểu vào thứ Tư. Những bình luận liên quan đến lạm phát, báo cáo việc làm Mỹ và lãi suất sẽ nhận được nhiều sự chú ý.
Dự báo ngắn hạn
Các xu hướng ngắn hạn của USD/JPY vẫn phụ thuộc vào Báo cáo CPI của Mỹ và những bình luận của giới chức ngân hàng trung ương. Các chỉ số kinh tế gần đây từ Nhật Bản đã khiến những áp lực thúc đẩy BOJ phải sớm chấm dứt chính sách lãi suất âm dần lắng dịu. Một báo cáo cho thấy chỉ số CPI của Mỹ nóng hơn dự kiến có thể khiến chính sách tiền tệ càng nghiêng về phía có lợi cho đồng đô la Mỹ.
Hành động giá USD/JPY
Biểu đồ hàng ngày
Tỷ giá USD/JPY nằm bên dưới đường EMA 50 ngày trong khi vẫn ở trên đường EMA 200 ngày. Điều này là tín hiệu cho thấy, tỷ giá sẽ giảm trong ngắn hạn nhưng có thể tăng trong dài hạn.
Việc USD/JPY vượt qua ngưỡng kháng cự ở mức 144,713 sẽ kéo theo sự tăng giá về phía đường EMA 50 ngày và mốc 146.
Vào thứ Tư, các nhà đầu tư sẽ tập trung theo dõi số liệu tăng trưởng tiền lương tại Nhật Bản và bình luận của các quan chức ngân hàng trung ương nước này.
Tuy nhiên, một sự đột phá xuống bên dưới đường EMA 200 ngày sẽ thúc đẩy cặp tỷ giá giảm xuống, tiến về phía mức hỗ trợ 142,177.
Chỉ báo RSI 14 ngày ở mức 51,09 cho thấy tỷ giá USD/JPY sẽ quay trở lại mức 146 trước khi tiến vào vùng mua quá mức.
Biểu đồ 4 giờ
Tỷ giá USD/JPY đang giữ vững ở bên trên đường EMA 50 ngày trong khi vẫn ở dưới đường EMA 200 ngày. Điều này là tín hiệu cho thấy giá sẽ tăng trong ngắn hạn nhưng giảm trong dài hạn.
Nếu vượt qua ngưỡng kháng cự 144,713 và đường EMA 200 ngày, tỷ giá USD/JPY sẽ tiếp tục đối mặt với mức kháng cự 146,649. Áp lực bán có thể tăng lên ở mức 144,700. Đường EMA 200 ngày hợp lưu với mức kháng cự ở ngưỡng 144,713.
Tuy nhiên, một sự phá vỡ xuống bên dưới đường EMA 50 ngày sẽ thúc đẩy cặp tỷ giá giảm xuống mức hỗ trợ 142,177.
Chỉ báo RSI 14 ngày trên biểu đồ 4 giờ ở mức 56,51 cho thấy tỷ giá USD/JPY sẽ quay trở lại mức 146 trước khi đi vào vùng mua quá mức.
Nguồn: FX Empire
Đọc thêm chuyên mục Phân tích thị trường từ Pipscollector để cập nhật những thông tin mới nhất giúp ích cho quá trình giao dịch của bạn
- Pipscollector -