FOMO trong giao dịch là gì? Đặc điểm của một nhà giao dịch FOMO

28/05/2024 3:45 PM +07:00

Pipscollector.com - FOMO – Fear of Missing Out – nỗi sợ bỏ lỡ, là một thuật ngữ tiếng Anh tương đối mới, nhưng đã trở nên quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Là một hiện tượng thực sự của thời đại kỹ thuật số hiện đại, FOMO ảnh hưởng đến 69% thế hệ trẻ, cũng như ngay trong hoạt động giao dịch.

Fomo Trong Giao Dich La Gi Dac Diem Cua Mot Nha Giao Dich Fomo Pipscollector

Ví dụ: cảm giác sợ bỏ lỡ có thể dẫn đến việc tham gia giao dịch mà không suy nghĩ cẩn thận hoặc đóng giao dịch vào những thời điểm không thích hợp, chỉ vì có vẻ như mọi người khác đang làm điều đó. Hội chứng này thậm chí có thể khiến nhà giao dịch đẩy quá nhiều vốn rơi vào vùng rủi ro, do thiếu nghiên cứu hoặc tâm lý bầy đàn. Đối với một số người, cảm giác FOMO được tạo ra khi nhìn thấy người khác thành công, và càng tăng cao khi thị trường có nhịp độ nhanh và biến động; khi nhà giao dịch cảm giác như có rất nhiều thứ sẽ bỏ lỡ.

Để giúp các nhà giao dịch hiểu rõ hơn về khái niệm FOMO trong giao dịch và lý do xuất hiện hiệu ứng này, bài viết này sẽ xác định các yếu tố tiềm ẩn có thể tạo nên hội chứng, tác động tới thành công của một nhà giao dịch theo ngày (day trader). Bài viết sẽ bao gồm các ví dụ chính, và cách một day trader bị điều khiển bởi FOMO như thế nào. Có nhiều lời khuyên khác nhau về cách vượt qua nỗi sợ hãi và những cảm xúc khác có thể ảnh hưởng đến tính nhất quán trong giao dịch - một trong những đặc điểm quan trọng nhất của các nhà giao dịch thành công.

Ý chính trong bài viết

  • FOMO trong giao dịch là gì?

  • Điều gì tạo nên đặc điểm của một Nhà giao dịch FOMO?

  • Các yếu tố có thể kích hoạt FOMO

  • Giao dịch FOMO và Giao dịch có Kỷ luật: Chu kỳ

  • Các nhà phân tích của Reviewsantot chia sẻ về trải nghiệm FOMO

  • Mẹo khắc phục FOMO

FOMO trong giao dịch là gì?

FOMO trong giao dịch là nỗi sợ bỏ lỡ một cơ hội kiếm lời lớn trên thị trường, đây là vấn đề phổ biến mà nhiều nhà giao dịch sẽ gặp phải trong sự nghiệp giao dịch. FOMO có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, từ những người giao dịch mới với tài khoản cá nhân nhỏ lẻ, cho đến những nhà giao dịch ngoại hối chuyên nghiệp.

Trong thời đại truyền thông xã hội hiện đại, chúng ta có thể dễ dàng biết đến và tiếp cận với cuộc sống của những người khác, FOMO đã trở thành một hiện tượng phổ biến. Hội chứng này bắt nguồn từ cảm giác rằng các nhà giao dịch khác đang quá thành công, có thể gây ra kỳ vọng quá cao, thiếu tầm nhìn dài hạn, tự tin thái quá hoặc quá thiếu tự tin và không sẵn lòng chờ đợi.

Cảm xúc thường là động lực chính đằng sau FOMO. Nếu không được kiểm soát, chúng có thể khiến các nhà giao dịch rời bỏ kế hoạch giao dịch, chấp nhận rủi ro vượt quá mức có thể chấp nhận được.

Những cảm xúc phổ biến trong giao dịch có thể dẫn đến FOMO bao gồm:

  • Lòng tham

  • Nỗi sợ

  • Sự phấn khích

  • Lòng ghen tị

  • Sự thiếu kiên nhẫn

  • Sự lo lắng

The cycle of FOMO when trading

Trải nghiệm của một nhà giao dịch FOMO

Things a FOMO trader might say

 

Đặc điểm của một nhà giao dịch FOMO?

Nhà giao dịch hành động theo FOMO có thể sẽ có những đặc điểm tương tự nhau, chịu sự chi phối của cùng một số động lực cụ thể. Dưới đây là danh sách những câu mà một nhà giao dịch FOMO thường nói nhất, cho thấy cảm xúc có thể ảnh hưởng đến giao dịch của họ như thế nào:

7 điều một nhà giao dịch FOMO thường nói:

  • “Họ đều đang làm vậy, nên chắc làm vậy cũng không tệ lắm.” – Tâm lý bầy đàn có thể dẫn tới những quyết định giao dịch vô trách nhiệm.

  • “Cứ nghĩ xem mình có thể kiếm được nhiều như thế nào...” – Giao dịch bị chi phối bởi lòng tham thường không có kết quả tốt.

  • “Hừm, cứ thử xem thế nào.” – Suy nghĩ như thế này thường cho thấy sự do dự, một khởi đầu không tốt cho một giao dịch

  • “Đáng lẽ mình nên biết là mọi chuyện sẽ như vậy.” – Sự nuối tiếc không giúp ích gì ở đây, điều này thường chỉ cho thấy một góc nhìn sai lệch và khiến bạn mắc kẹt trong quá khứ.

  • “Hẳn là họ biết điều gì đó mà mình không biết.” – Giao dịch luôn không thể đoán trước, đặc biệt là trong giao dịch tiền tệ.

  • “Mình sợ là mình sẽ bỏ lỡ một cơ hội lớn.” – Đây là cơ bản của hội chứng FOMO, bạn sẽ có những cơ hội khác, nên đừng cảm nhận theo cách đó.

  • “Đồng yên có vẻ là một tài sản an toàn. Ai cũng giao dịch trên đồng tiền này.” – Đắc thắng và theo đuôi đám đông chưa bao giờ được coi là một chiến lược giao dịch.

Những yếu tố nào có thể kích hoạt giao dịch FOMO?

FOMO là một hội chứng tâm lý bên trong mỗi người, nhưng có thể do nhiều tình huống gây ra. Một số yếu tố bên ngoài có thể khiến nhà giao dịch gặp phải FOMO là:

  • Thị trường biến động. FOMO không chỉ xảy ra ở các thị trường giá lên (bullish markets), nơi mọi người muốn bắt kịp xu hướng, mà còn có thể len lỏi vào tâm lý nhà giao dịch khi thị trường chuyển động theo bất kỳ hướng nào. Không nhà giao dịch nào muốn bỏ lỡ một cơ hội kiếm lời tốt.

  • Chuỗi giao dịch thành công. Phấn khích trước những giao dịch có lời liên tục, bạn dễ dàng nhận ra những cơ hội mới và bị cuốn vào đó. Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi, phải không, bởi vì mọi người đều đang làm điều đó? Thật không may, chuỗi chiến thắng không kéo dài mãi mãi.

  • Chuỗi giao dịch thua lỗ liên tiếp. Các nhà giao dịch có thể kết thúc trong một vòng luẩn quẩn: vào một vị thế, sợ hãi, đóng giao dịch, sau đó lại tham gia vào một giao dịch khác trong tâm lý lo lắng và nảy sinh thất vọng khi không giữ được vị thế. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến tổn thất lớn hơn.

  • Tin tức và tin đồn. Việc nghe thấy một tin đồn đang lan truyền có thể làm tăng thêm cảm giác bị bỏ rơi – nhà giao dịch có thể cảm thấy như mình đang nằm ngoài cuộc chơi.

  • Mạng xã hội, đặc biệt là những tài khoản đăng tải các bài viết về tài chính. Sự kết hợp giữa mạng xã hội và giao dịch có thể gây hại khi dường như mọi người trên đó đều đang giao dịch thành công. Bạn cần đánh giá nội dung trên mạng xã hội không chỉ ở bề nổi, mà phải thực sự dành thời gian để nghiên cứu người viết và những bài đăng của họ. Bạn nên sử dụng những nội dung trên đó để lấy cảm hứng chứ không phải sử dụng như một công cụ để đưa ra quyết định giao dịch.

Ngoài việc ảnh hưởng đến các nhà giao dịch ở cấp độ cá nhân, FOMO có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường. Một thị trường biến động có thể bị chi phối bởi cảm xúc – khi các nhà giao dịch tìm kiếm cơ hội và điểm vào lệnh nếu nhận thấy một xu hướng mới đang hình thành.

Chart showing S&P index with FOMO trading

Biểu đồ trên sử dụng chỉ số S&P 500 làm ví dụ về cách thị trường có thể biến động như thế nào do tâm lý đám đông của các nhà giao dịch. Thị trường giá lên đang ổn định có thể nhanh chóng tăng vọt, khi mọi người bắt đầu nhảy vào vì sợ bỏ lỡ cơ hội. Thị trường cũng có thể sụp đổ, như được thấy ở đây ngay sau đợt tăng mạnh. Những người nhảy vào muộn với một vị thế giá lên sẽ bị mất tiền, đây là trường hợp xấu nhất trong giao dịch FOMO.

Giao dịch FOMO và giao dịch kỷ luật: chu kỳ

Như đã phân tích ở trên, quá trình một nhà giao dịch thực hiện giao dịch có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào tình huống và các yếu tố thúc đẩy quyết định của người đó. Đây là hành trình của một nhà giao dịch FOMO và một nhà giao dịch có kỷ luật – như bạn có thể thấy, có một số khác biệt cơ bản có thể dẫn đến những kết quả rất khác nhau.

Trader with a plan vs Trader with FOMO

Nhà phân tích chia sẻ kinh nghiệm về FOMO 

Các nhà giao dịch thuộc mọi cấp độ kinh nghiệm đều đã từng gặp phải FOMO, bao gồm cả các nhà phân tích Reviewsantot:

  • “Hãy giao dịch theo chiến lược của bạn, không phải theo cảm xúc của bạn” – Peter Hanks, Nhà phân tích cấp Cao

  • “Chiến lược hóa. Thực hiện. Bám sát kế hoạch và đừng tham lam. Nhà giao dịch kiếm được tiền; chỉ có những con lợn mới bị giết thịt” – Christopher Vecchio, Chiến lược gia Cấp cao

  • “Các quyết định giao dịch không có chỉ tính nhị phân, mua hay bán. Đôi khi không làm gì là giao dịch tốt nhất mà bạn có thể thực hiện” - IIya Spivak, Nhà chiến lược tiền tệ Cấp cao

  • “Nếu bạn không thể đương đầu và kiềm chế FOMO trong giao dịch – hiệu ứng này sẽ đốt cháy bạn” – James Stanley, Nhà chiến lược Kỹ thuật

  • “Không có giao dịch nào có thể tạo nên hay phá hủy bạn. Như đã nói, nếu bạn bỏ lỡ một cơ hội thì luôn có một cơ hội khác sẽ sớm xuất hiện” – Paul Robinson, Nhà chiến lược Tiền tệ

Mẹo để khắc phục FOMO

Vượt qua FOMO bắt đầu bằng khả năng nhận thức cao hơn và hiểu được tầm quan trọng của kỷ luật và quản lý rủi ro trong giao dịch. Mặc dù không có giải pháp đơn giản nào để ngăn chặn cảm xúc tác động đến giao dịch và ngăn chặn FOMO, nhưng có nhiều kỹ thuật khác nhau có thể giúp các nhà giao dịch đưa ra quyết định sáng suốt và giao dịch hiệu quả hơn.

Dưới đây là một số mẹo và lời nhắc để giúp quản lý nỗi sợ hãi:

  • Sẽ luôn có một giao dịch khác. Cơ hội giao dịch giống như những chiếc xe buýt – chiếc này đi thì một chiếc khác sẽ luôn xuất hiện. Thời gian chờ có thể ngắn hoặc dài, nhưng những cơ hội tốt luôn đáng để chờ đợi.

  • Mọi người đều bình đẳng. Nhận thức được điều này là thời điểm đột phá của nhiều nhà giao dịch, khiến FOMO bớt căng thẳng hơn. 

  • Bám sát kế hoạch giao dịch. Mỗi nhà giao dịch nên xác định chiến lược của mình, lập kế hoạch giao dịch và bám sát kế hoạch đó. Đây là con đường để đạt được thành công lâu dài

  • Loại bỏ cảm xúc khi giao dịch là điều quan trọng. Học cách gạt cảm xúc sang một bên – một kế hoạch giao dịch sẽ giúp ích cho mục tiêu này, cải thiện sự tự tin trong giao dịch.

  • Nhà giao dịch chỉ nên sử dụng số vốn mà họ có thể chấp nhận nếu thua lỗ. Nhà giao dịch cũng có thể sử dụng lệnh dừng lỗ để giảm thiểu tổn thất nếu thị trường biến động bất ngờ.

  • Nhất định phải hiểu về thị trường. Nhà giao dịch nên tự tiến hành phân tích và sử dụng thông tin này để thực hiện giao dịch, thu thập tất cả thông tin để nhận biết mọi kết quả có thể xảy ra.

FOMO không phải là một hội chứng dễ xóa bỏ, nhưng có thể kiểm soát được. Tự có cho mình những chiến lược và cách tiếp cận phù hợp đảm bảo nhà giao dịch có thể vượt lên trên FOMO.

Ghi chép nhật ký giao dịch sẽ là một cách hữu ích để lập kế hoạch. Không phải ngẫu nhiên mà những nhà giao dịch thành công nhất sử dụng nhật ký, đúc rút kinh nghiệm cá nhân để ngày càng hoàn thiện kế hoạch đó.

Vượt qua FOMO không phải chuyện một sớm một chiều; đó là một quá trình diễn ra mỗi ngày. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một khởi đầu tốt hơn, nêu bật tầm quan trọng của tâm lý giao dịch và quản lý cảm xúc để ngăn FOMO ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của bạn.

Đọc thêm các bài viết tại chuyên mục Nội dung giáo dục để cập nhật các kiến thức forex mới nhất từ Pipscollector.

- Pipscollector - 

Chia sẻ
  • Copied
banner Educations Content
logo image

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin và tín hiệu được cung cấp trên Pipscollector, một trang web về tín hiệu bán chứng khoán và ngoại hối, chỉ dành cho mục đích giáo dục và thông tin. Giao dịch cổ phiếu và ngoại hối liên quan đến rủi ro tài chính đáng kể và điều quan trọng là phải hiểu rằng hiệu suất trong quá khứ không phải là dấu hiệu cho thấy kết quả trong tương lai. Pipscollector không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ hoặc độ tin cậy của thông tin và tín hiệu được cung cấp.